Đào tạo doanh nghiệp Hoa nhap cong dong Teambuiding teamwork

Vười cổ tích Tâm Việt. Bài 21. Thách thức của số phận với gia đình có con tự kỉ

Ngày 20 Tháng 5, 2019
Anh Nga và chị Chiên có với nhau đứa con gái đầu lòng vào năm 2005 hoàn toàn khỏe mạnh, bình thường, lại học rất giỏi. Đến cậu thứ hai là Lê Quang Phát sinh năm 2011, mới được 5 tháng con đã bị sốt và lên cơn co giật. Lo lắng cho tình hình của Phát, từ tận Cẩm Quan, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, hai anh chị khăn gói đưa con ra Bệnh viên Nhi Trung ương Hà Nội để khám. Tuy nhiên, bác sĩ lại không tìm ra bệnh gì. Gia đình không yên tâm nên mua thuốc về cho con uống. Tình hình có đỡ hơn, nhưng cứ 1 tháng Phát
 5 tuổi mà Phát mới nói được từ “bà”, “mẹ”. Một năm sau, anh Nga quyết định vay 50 triệu cho con ra Hà Nội khám bênh cho con. Mất khoảng 10 ngày nhập viện làm đủ các thủ tục chụp chiếu như lúc 3 tuổi nhưng kết quả cũng chưa thấy gì.

Đến năm 2018, gia đình đưa Phát đến một giáo sư của bệnh viện lớn tại Hà Nội thăm khám, Giáo sư chẩn đoán, Phát có dấu hiệu tự kỷ. Tiếp đó, anh Nga cho con đi châm cứu tại cơ sở của GS. Nguyễn Tài Thu và học một trường tự kỷ trong thời gian 3 tháng mà Phát không có tiến bộ gì nhiều. Nghe nói có ông bác sĩ chuyên cấy chỉ nên gia đình lại đổ tiền cho con điều trị 3 tháng nữa mà vẫn không hiệu quả.

Anh Nga xem trên mạng, độc bài viết giới thiệu về Trung tâm Tâm Việt đang huấn luyện cho đông đảo trẻ tự kỉ về phương pháp mới thành công, nên gia đình lại đưa Phát vào Tâm Việt. Đến đây, chứng kiến các vips đi xe đạp 1 bánh thấy hay hay nên gia đình gửi Phát ở lại học với mong muốn con bớt nghịch, phá.

Khi cho Phát vào Tâm Việt được 4 tháng, thấy con đã đi được xe đạp 1 bánh, về nhà ngoan hơn nên sau nghỉ Tết Nguyên Đán Kỷ Hợi, gia đình anh Nga quyết định cho Phát học tiếp.

Gia đình anh Nga vô cùng khó khăn. Anh làm thợ xây dựng, vợ làm ruộng, thu nhập thấp. Em gái của Phát là Nhã An cũng có dấu hiệu mắc tự kỉ. Sau nhiều năm chạy chữa bệnh cho con, đời sống gia đình anh khó khăn càng chồng chất. Trong khi đứa con gái lớn thông minh nhanh nhẹn là niềm an ủi của cả nhà thì đến năm học lớp 6, trên đường đi học thêm em bị tai nạn và ra đi mãi mãi, bỏ lại bố mẹ nghèo và 2 đứa em nhỏ tự kỷ.

Khi Phát ra Tâm Việt học được 1 thời gian, anh Nga bỏ nghề thợ xây, ra Hà Nội chạy Grab lấy tiền đóng học phí cho Phát; em gái Phát thì để mẹ trông và cho đi học lớp can thiệp tại quê nhà. Anh Nga ngậm ngùi chia sẻ: “Nhà tôi sinh được 3 đứa con mà đứa đầu bị tai nạn mất, Quang Phát thì như rứa, đứa thứ 3 cũng chưa nói được…. nên rất nản chí. Vừa rồi, thấy hoàn cảnh éo le của tui, thầy Việt  thương cảm sẽ tạo điều kiện để tui làm việc tại Tâm Việt. Tui cảm động, chỉ dám nói ghi nhận với thầy, chứ khó mà làm việc ở Tâm Việt. Vì còn con bé ở nhà, phải chạy đi chạy lại chữa trị cho nó. Tui chào thầy lặng lẽ ra về mà trong lòng ứa lệ. Tui chỉ biết rằng, gắng cho con được đến đâu thì gắng. Gia đình tui đã vượt lên từ gia đình hộ nghèo mà thoát nghèo, nhưng vì tai họa ập đến khiến tui như sụp đổ. Gần 2 năm nay, vợ tui đau buồn nhiều nên mắc chứng đau đầu, mà vẫn phải chăm cho đứa út ăn uống, sinh hoạt, đèo đi đèo về đến lớp can thiệp nên tui phải gắng để động viên vợ. Tui rất e thẹn với thầy cô vì đưa con đi học mà phải trình bày hoàn cảnh, nói đến tôi lại muốn khóc, chẳng muốn nhắc về con cái. Chỉ mong sao đến khi nhắm mắt mà hai đứa con nó biết tự xúc ăn là được rồi…”./.

Tác giả bài viết: Phạm Trang



Tâm Việt trên Facebook