Đào tạo doanh nghiệp Hoa nhap cong dong Teambuiding teamwork

Vườn Cổ tích Tâm Việt. Bài 8. Hạnh phúc của cha là giúp con tìm lại chính mình!

Ngày 20 Tháng 5, 2019
Trần Gia Hưng sinh ngày 25/11/2002 tại Hà Nội. Khoảng gần 2 tuổi gia đình thấy con có một số biểu hiện khác thường nên cho đi khám tại viện nhi Thụy Điển. Ngày đó thông tin về tự kỷ rất ít nên họ chỉ chẩn đoán Hưng mắc chứng rối loạn hành vi, điện não đồ có sóng lạ. Bệnh viện khuyên anh Hà, bố Hưng cho em đi can thiệp hành vi sớm. Anh nghe lời bác sĩ cho Hưng đi rất nhiều trung tâm, có nơi học tận 3 đến 5 năm, ngoài ra còn đăng kí học theo giờ. Hưng có tật hay đi kiễng chân từ nhỏ, mắt không nhì
 Trước giờ con có nghịch ngợm thì anh Hà vẫn bảo được con. Đến khoảng gần giữa tháng 8 năm 2018, mất khoảng 3 ngày Hưng bỗng nhiên nổi loạn mất kiểm soát. Em bẻ tất cả các vòi nước, phá tủ lạnh, giật các phích cắm điện. Sau mỗi trận phá mồ hôi ra nhiều nóng thì Hưng bắt bố tắm. Có ngày đỉnh điểm anh Hà bị con bắt tắm cho đến 17, 18 lần. Rồi em đòi chạy ra đường không ai cản nổi. Hai ngày liền em không ngủ mà chỉ tìm cách phá phách, tè dầm, xé hết cả quần áo. Mỗi khi cáu lên em lại tự đập đầu mình đến sưng to, chảy máu. Gia đình buộc phải cho em sử dụng thuốc và làm thêm cả tấm sắt chắn cửa để Hưng không lao ra khỏi nhà.

Đúng trong thời khắc khó khăn ấy, phụ huynh của một bạn tự kỉ có con đang học tại Tâm Việt Phú Xuyên liền giới thiệu anh Hà địa chỉ trung tâm. May mắn anh tìm được ngay. 
Ngày 16/8/2018 gia đình đưa Gia Hưng xuống trung tâm gặp giám đốc là thầy Phan Quốc Việt để xin theo học.

Vườn Cổ tích Tâm Việt. Bài 8. Hạnh phúc của cha là giúp con tìm lại chính mình!

Trần Gia Hưng (bên phải) tại Tâm Việt.

Hình ảnh đầu tiên của Hưng khi xuất hiện ở Tâm Việt khiến một số thầy cô choáng ngợp bởi vẻ ngoài sumo đô con của em. Chỉ trong mấy ngày đầu đến trung tâm em đã xử lí gọn lẹ, bẻ toàn bộ vòi nước của các phòng vệ sinh phòng tắm từ nam đến nữ khiến việc tắm rửa bị tắc nghẽn. Riêng thanh sắt phi 10 làm then cài cửa không ai hình dung em có thể bẻ gãy được. Ổ cắm tủ lạnh phòng nam được em tuốt sạch đến nỗi chỉ còn trơ 2 dây đồng. Lúc cáu là em tự lấy tay đập thẳng lên trán cho sưng lên, thậm chí sau khi bẻ vòi nước còn dùng thanh cầm vặn vòi đập đến rách da đầu chảy máu.

Để giảm bớt tính phá phách hung hăng của Hưng, nhất là không cho sử dụng thuốc thì chỉ có 1 cách duy nhất là tập luyện cho em nhiều hơn. Các thầy to khỏe được lệnh huấn luyện kèm cặp Gia Hưng tập xe đạp 1 bánh liên tục sáng – chiều – tối. Trong các bữa ăn em không ăn rau, có khi không ăn cơm mà chỉ ăn thịt. Các cô huấn luyện cho Hưng để riêng 1 bát thịt trước mặt Hưng và yêu cầu em ăn rau với tiêu chí: “Ăn hết rau thì được ăn thịt”. Em không thích ăn bánh cuốn cũng vậy, khẩu hiệu là: “Ăn hết bánh cuốn thì được ăn thịt, ăn cơm”. Em chưa nói được nhiều nhưng rất hiểu quy tắc của thầy cô nên dần dần đã chịu ăn rau, ăn nhiều cơm, có hôm nào canh ngon chỉ cần cơm chan canh là em ăn được cả tô đầy.

Việc sửa lại vòi nước do Hưng phá vừa tốn chi phí vừa không chắc chắn nên thầy Nghị đã thiết kế một cách mới để không phải dùng đến cần gạt nước mà vẫn sử dụng vòi nước bình thường. Chính thầy Nghị là người trực tiếp huấn luyện và kèm cặp Hưng nhiều nhất trong quá trình em tập xe đạp 1 bánh từ bập bẹ đạp những bước đầu tiên 2 người đỡ 2 bên đến tự lên và đạp xe đi vèo vèo từ đầu cổng này sang đầu cổng kia. 
Công cuộc huấn luyện của thầy trò cứ thế kiên trì cùng nhau mỗi ngày từ sáng tới tối muộn. Đến 1 ngày các phụ huynh dạo đầu gặp Hưng khi xuống thăm Vips đã phải đồng thời thốt lên kinh ngạc vì không thấy cái bụng mỡ to uỵch của Hưng đâu. Thay vào đó là cơ bụng 6 múi mà đến 1 số thầy còn chưa theo kịp. Làn da trắng của thanh niên Hà Nội đã được nhuốm màu nâu rắn chắc, mạnh khỏe. Đặc biệt hơn hết, tính tình của Hưng bớt tăng động hẳn, nhẹ nhàng hiền lành hơn trước rất nhiều, không còn ngổ ngáo, thỉnh thoảng ngồi buồn còn khóc. Hưng rất biết nghe lời thầy cô, chỉ cần nhắc nhở là em tự giác lấy xe lên và đi. Mỗi lần anh Hà xuống thăm con lại thấy con biết cách thể hiện tình cảm ngày càng rõ ràng, vui vẻ và quyến luyến mỗi khi bố ra về. Bạn bè anh Hà xuống thăm Hưng cũng nhận thấy em khá hơn trước rất nhiều, ổn hơn lúc ở nhà.

Chừng nào thấy Hưng buồn các thầy cô lại khen Hưng đẹp trai, giỏi là em vui sướng và cười nhiều. Anh Hà chia sẻ ở nhà mỗi khi gọi con bằng tên trìu mến thân mật như “Béo ơi” em cũng rất vui.

Khi được hỏi cảm nhận về các thầy cô tại trung tâm, anh Hà từng nói: Các thầy cô đang tuổi thanh xuân mà về nơi xa xôi, tự nhốt mình trong trang trại đã thế lại ở cùng các cháu tự kỉ nữa. Riêng điều đó thôi anh đã thấy vô cùng trân trọng”.



Tâm Việt trên Facebook