“Học mà chơi, chơi mà học”. Giảm tải kiến thức, tăng trải nghiệm và trọng tâm rèn luyện kỹ năng sống là xu hướng lựa chọn của các phụ huynh mỗi khi hè đến trong những năm gần đây.
NỖI LO NGÀY HÈ
Sau một năm dài với những áp lực căng thẳng từ học chính khóa đến ngoại khóa, luyện năng khiếu, học thêm, … Hè đến như mùa “bội thu” đối với trẻ. Tuy nhiên, làm thế nào lựa chọn cho con có một sân chơi thực sự lành mạnh, bổ ích và giá trị lại là câu hỏi khiến các quí phụ huynh quan tâm.
Một trong những quyết định sai lầm lớn nhất của các bậc cha mẹ là “nhốt” con ở nhà, với niềm tin rằng con được an toàn, tránh xa các tệ nạn xã hội. Nhưng thực tế, mầm mống nguy hại tồn tại ngay trong gia đình. Khi các em được thỏa thích với Tivi, đồ chơi, điện tử,… hệ lụy các em nghiện ti vi, nghiện game, mắc một số bệnh về mắt, ăn uống thất thường…. Đặc biệt, trong những năm gần đây, hiện tượng trẻ trầm cảm tăng cao vì nguyên nhân này. Nguồn vui của các con chủ yếu là những đồ dùng công nghệ hiện đại hay từ người giúp việc gia đình mà thiếu đi sự quan tâm, đồng hành của người thân.
Một số phụ huynh chọn giải pháp cho con đi du lịch. Đặc biệt, kì nghỉ du lịch có thời gian ngắn hạn. Hạn chế là sau khi cho con vui chơi thỏa thích về rồi, quí phụ huynh thường bị bế tắc, không biết nên tiếp tục cho con đi đâu, làm gì, trong khi bố mẹ không thể bỏ công việc.
Với các bạn nhỏ ở vùng quê, ngoài việc phụ giúp gia đình, ở nhiều địa phương các em được tham gia hoạt động trại hè do xã, huyện tổ chức. Một số khác lại “xõa” hết mình với những trò chơi vô bổ, bi-a, game, …thậm chí là chia “bang phái” đánh nhau.
Một nỗi lo ngại vô cùng lớn của các bậc phụ huynh, đặc biệt trong thời gian gần đây với các tin tức giật gân trên báo chí là nỗi sợ “ấu dâm” – xâm hại tình dục trẻ em. Nỗi lo lắng này càng trở nên nặng nề hơn trong dịp hè bởi các em có quá nhiều thời gian rảnh rỗi, lại không tới trường học, không có sự giám sát của nhà trường.
NHỮNG SÂN CHƠI LÀNH MẠNH, BỔ ÍCH VÀ LÝ THÚ
Sân chơi lành mạnh dành cho các em phát triển toàn diện phải được thiết kế giúp các em vừa học vừa chơi. Bác Hồ dạy “dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Tuy nhiên học tập thế nào để giúp các em vừa phát triển lại không mất đi “tuổi thơ tươi đẹp”, đó là câu hỏi lớn.
Nhận biết được nhu cầu này các trung tâm đào tạo kỹ năng mọc lên như nấm, đồng thời hè đến là lúc các khu vui chơi giải trí ồ ạt “xuất chiêu” khuyến mại lớn. Điều này lại gây khó khăn gấp bội cho các phụ huynh khi lựa chọn.
Có rất nhiều chương trình ngoại khóa hè và nhiều loại hình khác nhau nhưng chung quy lại, có 03 nhóm ngoại khóa chính: nhóm rèn luyện thể chất & năng khiếu, ngoại ngữ và nhóm rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng mềm. Để cho quí phụ huynh có cái nhìn sáng suốt, chúng ta cùng tìm hiểu vai trò của các hoạt động ngoại khóa và một số trung tâm tiêu biểu.
- Lớp học năng khiếu
“Thiên tài miệt mài thiên phú”, “Giỏi nhất là phát huy cái giỏi”. Ngoài việc rèn luyện, học tập để phát triển tư duy trí tuệ thì việc theo các lớp học năng khiếu là việc quan trọng Nhiệm vụ của các phụ huynh cần làm là tìm ra được năng khiếu của con và tạo điều kiện cho con theo đuổi nó. Các bậc phụ huynh có thể tìm kiếm thông tin về lớp học năng khiếu ở cung văn hóa hoặc tại các trung tâm nghệ thuật, trường dạy nghệ thuật.
- Ngoại ngữ ( tiếng Anh)
Đây là phương án được nhiều phụ huynh lựa chọn. Nguyên nhân đầu tiên là do tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ quan trọng thứ 2 sau tiếng mẹ đẻ trên toàn cầu. Nhu cầu học và tuyển dụng những người có khả năng tiếng anh tốt ngày càng phổ biến. Do vậy mà không ít phụ huynh, gia đình đã đầu tư rất nhiều cho con em mình học thêm tiếng anh. Quý phụ huynh có thể cho con mình học tại các trung tâm tiếng Anh uy tín: Apolo, Juckit, Ehapu,…
- Rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng mềm
Lãng phí nhất của phụ huynh là bắt các em phải học quá nhiều những thứ không bao giờ dùng. Đau khổ nhất của các em học sinh phải học những thứ không thích, trong đó những thứ cần dùng lại không được học. Theo Unesco, tứ trụ của giáo dục bao gồm: to know –biết, to do – làm, to be – làm người, To live, together - chung sống. Biết chính là kiến thức, làm là kỹ năng cứng, làm người chính là kỹ năng sống, chung sống chính là kỹ năng xã hội. Sai lầm các phụ huynh lâu nay vẫn chỉ dừng ở mức cho các con đi học để biết – kiến thức . Đó là lí do nhiều phụ huynh trong dịp hè vẫn bắt con mình nhồi nhét đống kiến thức , hệ lụy các em mất thăng bằng, căng thẳng, stress, trầm cảm,... Kiến thức đã có Gs Google. Vừa nhanh, vừa chính xác, vừa cập nhật. Kỹ năng cứng đã có robot. Trong khi đó làm người và chung sống các em không được học.
MỘT SỐ KHÓA HỌC KỸ NĂNG TẠI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM TÂM VIỆT
1. Học kỳ quân đội
Đúng như tên gọi, đây là khóa học thiên về rèn ý chí và kỷ luật cho các em. Tham gia khóa học này các em được rèn: Kỷ cương, đồng đội, tự kỷ luật & chăm sóc bản thân, chịu đựng áp lực, vượt thách thức, yêu thương & tương trợ.
.png)
2. Học kỳ sinh tồn
Đây là một khóa học đặc biệt được thiết kế bởi trung tâm đào tạo kỹ năng mềm Tâm Việt, với tuổi đời trên 7 năm cũng là một lựa chọn tin cậy cho phụ huynh. Đến khóa đào tạo các con được rèn :Tính tự lập, tự bảo vệ bản thân, tinh thần hợp tác, hỗ trợ đồng đội, Ý chí vượt khó, vượt thử thách, ...Thấu hiểu đạo hiếu, tình cảm gia đình, ngoài ra các em còn được rèn những kỹ năng mềm thiết yếu: Kỹ năng lắng nghe, kỹ năng quản trị cảm xúc, kỹ năng giải quyết vấn đề, ...

3. Kỹ năng mềm
Kỹ năng mềm là những kỹ năng thấu hiểu và tương tác với chính mình, tương tác với mọi người, như: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc đồng đội, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý thời gian,...Hiện nay có rất nhiều trung tâm đào tạo kỹ năng mềm, đứng top đầu vẫn phải kể đến trung tâm kỹ năng mềm Tâm Việt. Điều đặc biệt vừa qua trung tâm Tâm Việt vừa được chứng nhận 4 kỷ lục quốc gia, càng là địa điểm tin cậy cho phụ huynh.
Các bậc cha mẹ hãy là những phụ huynh thông thái trong việc lựa chọn cho con mình đi đâu? làm gì? để những ngày hè thực sự lành mạnh, bổ ích với những kỉ niệm tươi đẹp, đáng nhớ.
Vũ Văn Chức
Theo Báo giáo dục & Thời đại