Dựa trên kinh nghiệm hơn 15 năm đào tạo kỹ năng sống cho hàng trăm nghìn trẻ em, trong đó có hàng trăm trẻ có nhu cầu đặc biệt (hàng chục trẻ tự kỷ) với những kết quả đáng ghi nhận, chúng tôi đúc kết và chia sẻ quá trình giáo dục trẻ thông qua thực hành kỹ năng sống, hi vọng mô hình này sẽ được đóng góp, hoàn thiện để nhân rộng.
1. Những tiến bộ mới nhất của khoa học:
“Bạn tin bạn làm được hay không, bạn đều đúng” (Henry Ford). Sự thật hiển nhiên là khả năng, tương lai của các em phụ thuộc vào niềm tin của cha mẹ, thầy cô, xã hội,…cho dù là trẻ bình thường hay trẻ tự kỷ.
“Trời hành”, “trời đày”, “ma nhập”, “tật nguyền bẩm sinh” “vô phương cứu chữa”..., đó là những quan niệm về trẻ tự kỷ. Không những thế, các con còn bị miệt thị: “đồ điên”, “thằng đần”, “thằng thần kinh”, “thằng dở hơi’, “đồ bỏ đi”...Khoa học hiện đại đã mang ánh sáng tương lai đến cho các con và xã hội. Con người hoàn toàn có thể thay đổi số mệnh của mình dựa trên khám phá về tính dẻo của Nơ ron - Neuroplasticity, Nơ ron phản chiếu – Mirroring, Ngoại di truyền – Epigenetics.
1.1. Tính dẻo của nơ ron (Neuroplasticity)
Trước đây, chúng ta cho rằng hệ thần kinh được hình thành từ bé, không thay đổi, chỉ có ngày một kém đi theo tuổi tác. Ngày nay, khoa học chứng minh rằng hệ thần kinh có thể thay đổi thông qua các hoạt động hằng ngày, não có tính dẻo – Neuroplasticity. Với sự lặp lại các hành vi có chủ đích theo hướng mà ta mong muốn, có thể tái cấu trúc các liên kết nơ ron. Hành vi của trẻ tự kỷ chủ yếu là ngẫu nhiên, rối loạn và thái quá, chứng tỏ các đường lên kết nơ ron hoặc không có hoặc không bền chặt. Khi ta thực hiện một hành động lặp đi lặp lại nhiều lần thì đường lên kết này ngày càng rõ hơn, chuẩn hơn, hình thành “đường cao tốc nơ ron” (hay nếp nhăn). Đúng như ông cha ta dạy “Trăm hay không bằng tay quen”. “Có công mài sắt có ngày nên kim”. “Nước chảy đá mòn”. Chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra các liên kết trong não trẻ tự kỉ, từ hành vi ban đầu còn ngượng nghịu đến tạo chuẩn, thành nghệ thuật. Ngược lại, những liên kết đã hình thành nhưng không được sử dụng đều sẽ trở nên mờ dần, thậm chí mất hẳn.
( https://www.youtube.com/watch?v=ELpfYCZa87g&spfreload=10--
1.2. Tính tương phản của nơ ron gương (Mirroring)
Làm thế nào để huấn luyện & đào tạo các trẻ tự kỷ, trong khi các em gần như không có khả năng nhận thức? Thành tựu tuyệt vời của khoa học là phát hiện ra Mirror Neuron – Nơron gương. Nơron này có chức năng tự động phản chiếu trực truyền giữa người này với người kia. Ông cha ta dạy “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”,…là vậy. Cơ chế Trực truyền Mirroring giúp chúng ta nâng cao hiệu quả giáo dục, huấn luyện & đào tạo nhất là cho các trẻ tự kỷ kém nhận thức. “Trăm nghe không bằng một thấy”. “Trăm thấy không bằng một làm”. Con người được trời phú cho khả năng mô phỏng, bắt chước, sao chép... hành vi của bố mẹ và cộng đồng để sinh tồn.
(https://en.wikipedia.org/wiki/Mirroring_(psychology))
1.3. Ngoại di truyền (Epigenetics) & trường năng lượng
Quan niệm cũ cho rằng mỗi chúng ta sinh ra được quyết định bởi gen và gen không thể thay đổi, có nghĩa là định mệnh của ta được xác định trước. Tuy nhiên với khám phá về ngoại di truyền chúng ta hoàn toàn có thể làm chủ được cuộc đời của mình, cũng như cuộc đời các bạn tự kỷ.
Theo nhà các nhà sinh vật học tế bào (TS Bruce Lipton,...https://www.youtube.com/watch?v=sVMw_Pv_H4k) bí mật thực sự cuộc sống không chỉ nằm trong ADN, mà cả ở cơ chế của màng tế bào. Màng tế bào nhận tín hiệu từ môi trường, từ đó quyết định đóng và mở các gen trong tế bào, những gen nào được mở mới là yếu tố cốt tử quyết định cuộc sống mỗi người. Cơ chế này gọi là ngoại di truyền (di truyền biểu sinh).
Nếu so sánh với máy tính, Gen ví như là phần cứng, Epigen là phần mềm. Phần cứng ta không thay đổi được nhưng nếu thay đổi phần mềm thì có thể thay đổi hoàn toàn đầu ra. Gen không thay đổi được nhưng khi thay đổi môi trường tác động lên Epigen ta có thể thay đổi sự phát triển của con người.
“Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Chúng ta chịu tác động bởi 2 loại trường năng lượng đó là năng lượng của “xã hội nội tại” và năng lượng kết nối với xã hội bên ngoài. Năng lượng “xã hội nội tại” được tạo nên bởi 50 nghìn tỷ tế bào hình thành cơ thể người. Năng lượng kết nối được tạo nên bởi 7 tầng quan hệ (cá nhân, gia đình, cộng đồng, tổ chức, quốc gia, thế giới, vũ trụ tâm linh).
Với trẻ tự kỷ, hệ tế bào không hoàn hảo. Nhưng khi được huấn luyện những bài tập phức hợp độ chính xác cao, sẽ tạo ra các tập hợp tế bào hoàn hảo. Các tập hợp tế bào hoàn hảo này chính là môi trường “xã hội nội tại” tác động lên các tế bào không hoàn chỉnh (Trí) để mở gen hoàn hảo phát triển năng lượng sống tích cực.
Càng có nhiều bài tập phức hợp, càng có nhiều tế bào được chuẩn hóa, càng tạo ra môi trường nội tại mạnh hơn. Cái tuyệt hảo của con người là tế bào liên tục phân tách và tái tạo, hệ tế bào cũ được sinh ra trong môi trường “khiếm khuyết” đã tạo ra một cơ thể khiếm khuyết. Hệ tế bào mới được sinh ra trong môi trường năng lượng yêu thương, tích cực chắc chắn tạo ra một con người mới sống yêu thương, tích cực.
Đa số trẻ tự kỷ thường sống biệt lập, cô đơn, nhiều khi chỉ với Tivi và điện thoại di động. Song song với việc tạo môi trường “xã hội nội tại” tích cực, nếu các con được sống trong các mối quan hệ xã hội tích cực, được nhúng trong các trường năng lượng tích cực thì phần mềm Epigen được nhận các tín hiệu tích cực, hệ tế bào sẽ tạo nên cuộc sống tích cực. Giải Nobel sinh học 2016 của GS Ohsumi (Viện Kỹ thuật Tokyo, Nhật Bản) về cách thức tế bào tự tái chế các thành phần dư thừa qua quá trình tự thực là một minh chứng mới nhất cho khả năng thay đổi tích cực với các khiếm khuyết của con người.
(http://benhvien108.vn/khoakhambenh/tinbai/2186/kham-pha-co-che-tu-thuc-cua-te-bao-mo-canh-cua-moi-cho-y-hoc-tuong-lai)
Với việc áp dụng tích hợp tính dẻo của nơ ron - Neuroplasticity, hiệu ứng tương phản của nơ ron gương - Mirroring & hiệu ứng ngoại di truyền epigenetic & trường năng lượng chúng ta có thể huấn luyện, đào tạo để đạt được những thay đổi tích cực rất khả quan, mở ra một hướng đi mới trong giáo dục nói chung, nhất là với trẻ em có nhu cầu đặc biệt.
2. Các phương pháp giúp trẻ tự kỷ
“Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” để huấn luyện và đào tạo được các em tự kỷ cần sự kiên tâm và quyết liệt vì vậy chúng tôi có sự phân công bố mẹ thay nhau kèm chặt các em.
Dựa trên nền tảng “yêu thương & kỷ cương” chúng tôi sử dụng cả “củ cà rốt” & “cây gậy” trong quá trình huấn luyện. Hai hormone cơ bản của con người là “sợ” và “sướng”, sợ thì chạy vội, co lại, sướng thì chơi với, vươn ra. Hành động nào thì hormone đấy, hormone nào thì hành động đấy. Muốn con người thay đổi hành vi thì phải làm cho họ sướng hoặc sợ, tức là yêu thương – thưởng hoặc kỷ cương - phạt.
Người xưa dạy “miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời” để nói lên tác dụng cơ chế thưởng phạt nên hành vi con người. Đòn đau là ngầm chỉ những tác động vào nỗi sợ - nhu cầu sinh tồn. Theo tháp nhu cầu Maslow, nhu cầu bậc thấp và mạnh nhất đó chính là nhu cầu sinh tồn vì vậy nó tác động đến hành vi nhiều nhất. Sợ cố tối thiểu, nếu chỉ dùng đòn đau - cây gậy thì con người chỉ cố tối thiểu, vì vậy không có sự bứt phá. Sướng vươn tối đa, thưởng – củ cà rốt đó là cách thức tác động vào hormone sướng. Nhu cầu bậc 4 của con người đó là nhu cầu được tôn trọng, tôn vinh, “Thưởng” chính là tác động đến nhu cầu này. Người xưa dạy “Một đống tiền công không bằng một đồng tiền thưởng”, “được tiến khen ho hen chẳng còn”…để nói nên sức mạnh của Thưởng – củ cà rốt.
2.1. Phương pháp bài tập phức hợp độ chính xác cao tái cấu trúc lại hệ liên kết nơ ron.
Như đã nói, nơ ron có tính dẻo. Trên nền tảng thuyết Thiên Địa Nhân và Âm Dương, Tâm Việt chúng tôi phân thân thành 6 phần. Thiên – Địa – Nhân tương ứng với Trí – Thể - Tâm, Âm - Dương tương ứng trái -phải ( như trong hình). Với bộ bài tập: đội chai, tung bóng, đứng thăng bằng trên con lăn, đi xe đạp 1 bánh, nó tác động lên từng khu vực cơ thể. Sau khi phân thân với từng bài tập đơn lẻ chúng tôi phức hợp lại.
2.1.1. Đội chai trên đầu
Bệnh tật là do tâm loạn, trẻ tự kỷ thường loạn tâm vì vậy khả năng tập trung thấp. Phương pháp đội một đồ vật trên đầu: chai, bát, cốc, … đó chính là phương pháp thiền động giúp trẻ tự kỉ rèn luyện sự tập trung cao độ. Trước tiên là hướng dẫn cho các con tập đội chai Lavie (350ml). Ban đầu khi mới đội sẽ rất khó khăn, các con chống đối, vứt chai đi, cho chai vào miệng gặm hoặc mở nắp lấy nước uống hoặc la hét, gào khóc, … Chính vì vậy, các thầy cô cần kiên trì, từng bước một, hướng dẫn các em đi từ không cầm được chai – cầm được – đưa được lên đầu – biết bỏ hai tay ra – từ từ đưa tay xuống tai – đưa xuống vai - dang hai tay ra – bước đi - múa. Sau thời gian luyện tập bền bỉ, không ngừng nghỉ các con từ không đội được đến đội được 1 chai đi cầu thang, rồi đội được 2 chai,3 chai trên con lăn,…
2.1.1. Tung bóng
Trên cơ sở định chuẩn với độ chính xác cao từ việc tung 1 đến 9 bóng. Như chúng ta đã biết, một trong các dấu hiệu của trẻ tự kỷ là không kiểm soát được đôi tay, các cơ tay bị co cứng. Các em thường vận động tay không theo chủ đích, thậm chí còn không thể cầm nắm được các vật. Qua thực tiễn, quá trình rèn luyện tung bóng giúp cho các em có đôi tay linh hoạt hơn. Ban đầu từ tay không cầm được bóng hoặc tung loạn chiều. Sau đó đến tung 1 bóng lên cao, 1 bóng từ tay này sang tay kia. Sau đó lên 2 bóng rồi lên 3,4,…,và lên đến 10 bóng.
2.1.2. Thăng bằng trên con lăn
Bài tập đứng thăng bằng trên con lăn, cấp độ từ 1 đến 5 con lăn. Đây là một bài tập bắt buộc trong việc rèn luyện hàng ngày tại Tâm Việt. Bài tập giúp chân dẻo và cho khớp eo linh hoạt đồng thời rèn ý chí cho các em. Khoa học đã chứng minh cột sống là bộ khung chống đỡ toàn bộ cơ thể và người ít vận động, luyện tập thường dẫn đến tình trạng mỏi lưng, đau lưng. Hơn nữa, lòng bàn chân của chúng ta là nơi tập hợp nhiều dây thần kinh cảm giác
(http://www.daikynguyenvn.com/suc-khoe/trung-y-khuyen-cham-soc-tot-con-tim-thu-hai-cua-co-the-ban-chan.html)
Vì vậy, bài tập đứng thăng bằng trên con lăn giúp thúc đẩy các dây thần kinh hoạt động đồng thời làm thư giãn cơ chân và eo.
Trực tiếp thực hiện việc đứng, giữ thăng bằng trên con lăn với người bình thường đã khó, đối với trẻ tự kỷ độ khó gấp trăm ngàn lần. Có bạn khi mới tập chúng tôi phải cử 3 giảng viên nam to khỏe đứng giữ mới được.
2.1.3. Xe đạp 1 bánh
Ban đầu, khi tập luyện, các em gặp rất nhiều khó khăn trong việc giữ thăng bằng, luyện tập thường xuyên bị ngã. Nhưng bằng tình yêu thương, sự khích lệ và hướng dẫn kiên trì của các thầy cô thì chỉ sau 1 tuần có bạn đã đi được.
2.1.5. Plank
Bài tập Plank (hít đất tĩnh) được Tâm Việt áp dụng 2 lần trong ngày. Đặc điểm nổi bật của bài tập này không chỉ giúp nâng cao thể lực mà còn rèn tính chịu đau, chịu mỏi, ý chí, lòng kiên trì, …
Với người bình thường lần đầu tiên làm được 30s đã khó. Trẻ tự kỷ làm được còn khó hơn, để đạt được 3 phút thì là một quá trình tập luyện miệt mài và kiên trì. Lúc đầu, có bạn không chịu nằm xuống, không chống tay, nâng người lên một tí là hạ xuống ngay. Có bạn nhất quyết không chịu làm hay không hiểu những hướng dẫn từ các thầy cô. Nhưng sau quá trình được hướng dẫn và huấn luyện kiên trì thì các bạn đã tiến bộ rõ rệt và làm đúng động tác được nhiều phút liền.
2.1.6. Bài tập tích hợp: Đội chai, tung bóng & thăng bằng trên con lăn.
Sau khi chia nhỏ - phân thân tập luyện các động tác chúng tôi nhất thể tâm thế, tăng chuẩn và tích hợp các động tác với độ chính xác cao nhằm giúp tái cấu trúc hệ nơ ron điều khiển.
Tích hợp kép: Đứng con lăn đội chai, Đứng con lăn tung bóng, tung bóng đội chai, đi xe đạp đội chai, đi xe đạp tung bóng.
Tích hợp tam: Đứng con lăn, tung bóng, đội chai; đi xe đạp, đội chai, tung bóng.
Những bài tập tích hợp này rất phức tạp với độ chính xác cao đã giúp tái cấu trúc lại hệ nơ ron điều khiển của các con, dịch chuyển từ rối loạn, ngẫu nhiên sang các đường liên kết phức hợp, giúp não trở nên năng động, chuẩn xác. “Rèn luyện tạo ra các đường liên kết nơ ron & các đường liên kết nơ ron tạo ra chúng ta”.
2.2. Tập theo phương pháp phản chiếu (Mirroring)
Không có con người cô đơn, chỉ có con người xã hội. Con người xã hội bản chất là thần tượng, bắt chước, lây lan. Điều quan trọng là các trẻ tự kỷ logic kém, gần như không tự nhận thức được vì vậy không thể dạy theo cách thông thường là phân tích. Để huấn luyện các con chỉ còn cách duy nhất là trực truyền. “Thầy giáo - Tạo gương”, Tâm Việt chúng tôi đều yêu cầu giảng viên phải làm được các bài tập phức hợp, sau đó đứng đối diện các con làm mẫu để các con làm theo. Đồng thời lấy tấm gương các bạn giỏi làm hình mẫu. “Trăm nghe không bằng một thấy”. Không được giảng chay theo kiểu truyền thống.
2.3. Hội nhập theo cơ chế Ngoại di truyền (Epigenetics) & trường năng lượng
“Nước nổi thuyền lên”, “sống còn – giống cộng đồng”, “sống xuất sắc – cộng đồng xuất sắc”. Hiểu rõ được cơ chế này, Tâm Việt luôn luôn có ít nhất 2 giảng viên (1 làm bố, 1 làm mẹ) huấn luyện 1 bạn tự kỷ. Huấn luyện, kèm cặp các em như con trong gia đình liên tục 24h. Trong giờ thiền tĩnh và yoga cười, mỗi em luôn luôn được xen kẽ với ít nhất 2 giảng viên. Đặc biệt, hàng ngày các em được “nhúng” trong trường năng lượng tích cực của cộng đồng Tâm Việt và thường xuyên sử dụng những ngôn từ tích cực như: bạn thật tuyệt vời, xuất sắc, vượt trội, tự tin, tài giỏi, …chính vì vậy các em được lây lan năng lượng tích cực. “Đồng thanh, đồng chí, đồng khí, đồng lòng”, điều quan trọng nhất đó là Tâm Việt tạo được trường năng lượng cộng đồng cộng hưởng mạnh để “đồng hóa”, át năng lượng không chuẩn của các em. Như đã nói ở trên chính môi trường tích cực mạnh đã tác động lên màng tế bào để điều chỉnh hệ AND tạo ra các protein tích cực giúp các con phát triển. Ngoài ra chúng tôi còn tạo ra trường năng lượng chuẩn, liên tục bật nhạc thiền trong phòng luyện tập, khi tập cả phòng tập cùng tập 1 bài tập một bài tập, có sự phân chia các giờ tung bóng, nhảy con lăn, đội chai, … rất rõ ràng.
Lây khỏe, tại sao không?
Bạn Big Mike 23 tuổi đến Tâm Việt được gần 3 tháng. Khi mới đến bạn tiểu tiện vô lối. Mỗi ngày phải thay quần không dưới 10 lần. Trước khi đến Tâm Việt bạn uống khá nhiều thuốc bệnh. Đến Tâm Việt, chúng tôi không cho uống thuốc, chỉ tập luyện.
Sau hơn 1 tháng bạn đã đi tiểu rất điều độ.
Chứng tỏ rằng: không chỉ gần người bệnh mới lây bệnh. Gần người khỏe cũng lây khỏe. Nhất là bạn ấy được nhúng trong trường năng lượng cộng hưởng của cộng đồng toàn những người khỏe.
Hiểu rõ cơ chế Ngoại di truyền (Epigenetics) & nhận thức được tầm quan trọng của trường năng lượng, chúng tôi thường xuyên cho các bạn đi biểu diễn khắp nơi, đứng trước đám đông và tiếp xúc chỗ đông người như Nhà hát lớn, trung tâm hội nghi quốc gia, các trường học... Để các con được hòa nhập cộng đồng.
3. Các kết quả bước đầu
Trước khi đến với Tâm Việt, hầu hết các bạn tự kỷ đều đã trải qua nhiều phương pháp trị liệu khác nhau, qua nhiều trường học dành cho trẻ có nhu cầu đặc biệt. Một số gia đình còn tìm đến các thầy cúng để giải phép, trừ tà, … nhưng không mang lại kết quả.
Sau một thời gian đào tạo tại Tâm Việt các bạn đã có những biến chuyển đột phá.
Nguyễn Khôi Nguyên là trường hợp điển hình. Khôi Nguyên sinh năm 2001, là trẻ tự kỉ dạng “tăng động giảm tập trung”. Những ngày đầu mới đến, em chỉ biết chạy, la hét, giật đồ ăn, không biết cộng-trừ-nhân-chia, không phân biệt được thời gian,...Đến nay chỉ trong thời gian hơn 2 năm huấn luyện tại Tâm Việt. Với sự kiên trì, tâm huyết của các thầy cô Tâm Việt, Khôi Nguyên đã “lột xác” thành một con người hoàn toàn khác, không còn ai có thể nhận ra đó chính là Khôi Nguyên trước kia. Em đã biết ăn uống lịch sự, biết nói cảm ơn-xin lỗi, biết phân biệt thời gian sáng-chiều-tối,... Hiện tại, Khôi Nguyên đã thực hiện được rất nhiều bài tập khó mà diễn viên xiếc chuyên nghiệp được đào tạo 7 năm cũng không làm được: tung 9 bóng, đội chai đứng một chân trên 3 con lăn tung 7 bóng, đi xe đạp một bánh đội chai tung 7 bóng, đứng trên 5 con lăn tung 7 bóng...
Bạn Minh Đức là ví dụ tiêu biểu khác. Ngày đầu, Minh Đức đến Tâm Việt chỉ biết la hét, cào cấu, đập phá, mệt thì ngồi một góc. Sau một năm huấn luyện, bây giờ Minh Đức gần như không còn la hét, sắc mặc biểu cảm, cười nhiều hơn, biết yêu ghét, hờn dỗi, đặc biệt em có thể dễ dàng đứng 2 chân dọc trên con lăn đội chai hoặc tung bóng…
Nguyễn Tuấn Minh là một trường hợp đặc biệt khác, em bị hạn chế về giao tiếp và sợ đứng trước đám đông. Với các bài tập phức hợp độ chính xác cao, đồng thời liên tục được đi biểu diễn trước hội trường đông người. Sau hơn 2 năm em đã thay đổi hoàn toàn, em sung sướng mỗi khi được biểu diễn và chủ động chào hỏi khi gặp người khác. Tuấn Minh cũng là một đứa trẻ đa tài. Bạn không chỉ đứng được trên 3 con lăn, đi xe đạp một bánh kết hợp tung 5 bóng, đang dịch chuyển lên tung 7 bóng mà còn hát được tiếng Anh và nhiều thứ tiếng khác: tiếng Hàn, tiếng Trung Quốc, … và đoán tuổi của mọi người rất nhanh.
4. Hướng nghiệp cho trẻ tự kỷ
Nhiều người nghĩ rằng trẻ tự kỉ chính là một gánh nặng cho xã hội, nhưng có phải thực sự như vậy?
Trời không cho ai hết đồng thời không lấy đi hết của ai. Lâu nay chúng ta chỉ biết “có tài là có tật” mà ít người biết có tật ắt có tài. Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, có năng khiểu đặc biệt riêng. “Con không ngốc, con chỉ thông minh theo một cách khác”, “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, “dụng nhân như dụng mộc”, Thiên tài miệt mài thiên phú. Trên nền tảng năng khiếu, chúng tôi khám phá và rèn luyện giúp các em phát huy tối đa tiềm năng bản thân.
Sau thời gian 2-3 năm đào tạo các bạn đã có tiến độ vượt bậc, làm được cả những điều mà ít người bình thường làm được: nhảy 5 con lăn, tung 10 bóng, … Chắc chắn đến tuổi 20 các bạn có thể trở thành diễn viên xiếc, huấn luyện viên dạy các bạn trẻ tự kỉ khác, điều dưỡng viên chăm sóc người già,…
Hiện nay các em nhập trường trước, học lâu hơn đã giúp đỡ các em mới đến từ tập luyện đến sinh hoạt cá nhân. đặc biệt, giáo viên Tâm Việt muốn tập các bài tập tích hợp độ chính xác cao phải nhờ đến các em. Trẻ tự kỷ dạy ngược lại cho người bình thường.
Quan trọng và ý nghĩa hơn là các bạn có thể hoàn toàn tự chủ hành vi của bản thân, biết giao tiếp thân thiện, sống cuộc sống tích cực, lành mạnh trở về hòa nhập với gia đình, cộng đồng, xã hội.