GIN-Nobel được đồng tổ chức bởi Viện Nghiên cứu Y học Đinh Tiên Hoàng, Đại học Y Hà Nội, Đại học Tartu của Estonia, và phối hợp tổ chức với Học Viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, Mạng lưới cựu du học sinh Karolinska Tại Việt Nam, Mạng lưới cựu du học sinh Việt Nam Thụy Điển, Công ty Danson
Diễn đàn có mặt GS. Lars Olsen chủ tịch Ủy ban xét tặng giải Nobel Y sinh tham dự. Ông đã có bài phát biểu quan trọng, điểm qua lịch sử ra đời giải thưởng Nobel và nhấn mạnh những nguyên tắc trong việc đề cử và xét duyệt giải thưởng Nobel Y sinh học , cũng như những giải thưởng Nobel Y sinh học có liên quan đến lĩnh vực sinh học thần kinh.
Tại Diễn dàn quốc tế này, các nhà khoa học đã có nhiều báo cáo mới: Một số đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân nhi nhiễm HIV được điều trị với ARV; Hội chứng tự kỷ ở Việt Nam; Làm thế nào dể có được 10% dân số tham gia ngân hàng gen trong năm đầu tiên;…Đặc biệt, gây được chú ý giới khoa học là bài "Giáo dục hiệp lực thành tích cao cho trẻ tự kỷ" của TS Phan Quốc Việt.
PGS. TS Lê Bộ Lĩnh (Ông là Phó Tổng thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và từng là Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII, khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu An Giang) nhận xét:
TS. Toán Lý GMU Phan Quốc Việt gây sự chú ý đặc biệt về phát minh chữa trị và giáo dục trẻ tự kỷ. Những đứa trẻ tăng động, không kiểm soát được hành vi đã được Phan Quốc Việt đào tạo thành những tài năng.
Ts. Phan Quốc Việt phát biểu tại diễn đàn
Cách tiếp cận đặc biệt TS Phan Quốc Việt: Quan trọng nhất, tự kỷ không phải là 1 bệnh, chúng tôi huấn luyện như những trẻ
tăng động. Chúng tôi sử dụng phương pháp điều trị cho từng cá thể để phát hiện và phát huy tài
năng của từng trẻ.
Học trò Tự kỷ của Ts. Phan Quốc Việt biểu diễn tài năng tại diễn đàn
Với những kỳ tích mà Ts. Phan Quốc Việt cùng cộng sự đã làm được hi vọng phương pháp này sớm được
chuẩn hóa và nhân rộng
Các đại biểu tham dự Diễn đàn GIN-Nobel 2019