Phương pháp giáo dục luôn là nhân tố quyết định tới chất lượng giáo dục & đào tạo. Thuyết giảng (teaching) là cách học chủ đạo của thế kỷ 19, chỉ cung cấp khái niệm và nhận thức. Từ biết đến hiểu, đến làm và thành thạo tạo kết quả xuất sắc là một khoảng cách rất xa. Ngày nay, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh kết nối mạng Internet ta có một văn phòng làm việc di động với thư viện đồ sộ, đài phát thanh và kênh truyền hình trực tiếp…
Đầu thế kỉ 21, nền giáo dục Việt Nam đã có bước dịch chuyển lớn từ thuyết giảng (teaching) lên đào tạo (training) mang lại một luồng không khí mới. Đào tạo đã dịch chuyển một bước từ hiểu biết lên kỹ năng (thao tác). Để đáp ứng nhu cầu phát triển của thời đại, thế giới đang đẩy mạnh thực hiện dịch chuyển từ đào tạo lên huấn luyện (coaching). Không ít các doanh nghiệp đã đạt được tỷ suất lợi nhuận đầu tư (ROI) gấp từ 10 đến 50 lần số vốn đầu tư vào huấn luyện. Ngay cả trong bóng đá, minh chứng rõ ràng HLV Park Hang Seo chỉ sau 5 năm đã góp phần đáng kể đưa nền bóng đá Việt Nam dịch chuyển từ ao làng vươn ra biển lớn nhờ huấn luyện.
Sức mạnh về nguồn lực và vũ khí Việt Nam không thể nào so với Mỹ, nhưng tại sao chúng ta có thể thắng Mỹ? Đại tướng Võ nguyên Giáp từng tuyên bố “Việt nam thắng Mỹ là thắng bằng văn hóa”. Nhân tố quan trọng của văn hóa chiến tranh nhân dân là văn hóa huấn luyện. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân để huấn luyện, động viên, tuyên truyền, gắn kết toàn quân, toàn dân để “nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng…”.
Thành lập năm 2001, Tâm Việt là công ty tiên phong đặt nền móng cho việc dịch chuyển từ thuyết giảng kiến thức lên đào tạo kỹ năng mềm ở Việt Nam. Sau hơn 20 năm, Tâm Việt đã đào tạo hàng chục nghìn học viên thành công vượt trội trong sự nghiệp. Từ tháng 6/2014, một lần nữa bối cảnh mới lại trao cho Tâm Việt sứ mệnh dẫn đường: huấn luyện Kỹ năng Sống cho trẻ tự kỷ. Bằng các phát kiến sáng tạo đột phá về phương pháp sau 8 năm Tâm Việt đã huấn luyện dịch chuyển cho trên 200 trẻ tự kỷ. Các em đến từ khắp nơi trên cả nước, có cả trẻ quốc tịch Nhật, quốc tịch Mỹ. Đặc biệt đến với Tâm Việt chủ yếu là trẻ dậy thì, tự kỷ nặng hung dữ, gia đình không thể quản lý nổi, khi đi tới các trung tâm khác bị trả về. Đa số các phương pháp truyền thống tiếp cận theo lối tư duy tuyến tính “Đau đâu chữa đấy”, dùng thuốc, tập trung vào chữa bệnh, trị triệu chứng, giải quyết vấn đề, cục bộ, cá thể. Các phương pháp này tốn kém, hiệu quả thấp, đang rất bế tắc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên”. Phật dạy, trong trái tim linh thiêng của mỗi con người đều có Phật tính. Thấm nhuần phương châm “Cứu một mạng người hơn xây bảy tòa tháp”, Tâm Việt liên tục phấn đấu vượt mọi thách thức cản trở, kể cả thị phi, kiên gan xây dựng hệ sinh thái Tư duy hệ thống kiến tạo văn hóa xã hội 4D huấn luyện dịch chuyển (4D: Trên xuống, Dưới lên, Bằng hữu, Tự thân). Hệ sinh thái Tâm Việt trọng tâm vào phát huy giá trị cốt lõi, tổng thể, hệ thống, kiến tạo tương lai. Đặc biệt, các phương pháp của Tâm Việt không dùng thuốc, không xâm lấn. Kết quả đã được trong nước & thế giới ghi nhận: 3 kỷ lục gia Việt Nam, 2 biệt tài tí hon, 1 kỷ lục gia châu Á. Đặc biệt, ngày 26/8/2018, Hội đồng Liên Minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings) công nhận Nội Dung Vua (Content is King) cho TS. Phan Quốc Việt về “Phương pháp đào tạo và huấn luyện thành công giúp trẻ tự kỷ thành kỷ lục gia”. Đây là cột mốc thực chứng về việc thế giới công nhận Tâm Việt dịch chuyển từ đào tạo lên huấn luyện.
ĐC Phan Diễn - Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư thăm các cháu tự kỷ tại trung tâm Tâm Việt.
Tháng 12/2021, tại Triển lãm Quốc tế lần thứ 14 về các công trình sáng chế và thiết kế tại Kaohsiung, Đài Loan, thu hút hơn 412 công trình sáng chế, đổi mới mới từ 28 quốc gia, công trình “Kiến tạo hệ sinh thái thực chứng – Huấn luyện dịch chuyển (Transformational Coaching) người tự kỷ” của TS. Phan Quốc Việt được trao Huy chương vàng và giải Đặc biệt. Tháng 5/2022, tại Triển lãm Sáng tạo và Sáng chế châu Âu 14 tại Iasi – Romania, công trình Kiến tạo hệ sinh thái y sinh thực chứng (Khoa học Neuron, thể thao, nghệ thuật, tâm linh); Huấn luyện dịch chuyển trẻ tự kỷ (không dùng thuốc và không xâm lấn) của các tác giả: TS. Phan Quốc Việt, Vũ Văn Chức, Lưu Anh Chức được trao huy chương vàng. Đây lại là dấu mốc mới quan trọng tiếp theo về việc thế giới công nhận Tâm Việt dịch chuyển từ huấn luyện lên huấn luyện dịch chuyển.
Đã có không ít các nhà trí thức, khoa học đánh giá về việc này.
“Cho đến nay như tôi biết trên thế giới chưa có phương pháp hiệu quả để huấn luyện trẻ tự kỷ ở độ tuổi này. Tôi thấy phương pháp can thiệp không dùng thuốc mà chỉ bằng vận động, như thuật ngữ anh Việt gọi là thiền rung động rất hiệu quả. Công việc này cần nghiên cứu nghiêm túc, nếu chúng ta tìm ra được phương pháp như anh Việt đang làm, đang tìm tòi ở đây đúc kết lại thành kinh nghiệm thì tôi nghĩ không chỉ có ích cho Việt Nam mà còn nhiều quốc gia khác nữa. Bởi vì đây là một vấn đề xã hội chung của toàn cầu.” – Trung tướng Lê Phúc Nguyên – Nguyên Tổng Biên tập Báo Quân đội Nhân dân.
Ngày 30/7/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1373/QĐ-ttg phê duyệt đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030”. Mục tiêu chung của Đề án là “tiếp tục và tạo chuyển biến cơ bản trong xây dựng xã hội học tập bảo đảm đến năm 2030 mọi người dân đều có cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận hệ thống giáo dục mở, đa dạng, linh hoạt, liên thông, hiện đại với nhiều mô hình, phương thức và trình độ đào tạo, góp phần đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế”. Chung tay thực hiện đề án này, Tâm Việt tiếp tục kiên gan dấn thân kiến tạo bước dịch chuyển tiếp theo: TƯ DUY HỆ THỐNG KIẾN TẠO VĂN HÓA XÃ HỘI HUẤN LUYỆN DỊCH CHUYỂN 4D sự vụ lên sự nghiệp, tài sản lên di sản.
(*) Nhóm tác giả gồm: TS. Phan Quốc Việt - Phạm Quốc Mạnh - Vũ Văn Chức - Lưu Anh Chức - Lê Kim Dung
Nguồn: https://phatgiao.org.vn/tu-duy-he-thong-kien-tao-van-hoa-xa-hoi-40-huan-luyen-dich-chuyensu-vu-len-su-nghiep-tai-san-len-di-san-d56754.html