Đào tạo doanh nghiệp Hoa nhap cong dong Teambuiding teamwork

Thầy của những người thầy và 3 lần khởi nghiệp

Ngày 19 Tháng 5, 2019
Đang ở vị trí nhiều người mơ ước, nhưng với mong muốn “Làm tâm người Việt sáng hơn, nâng tầm người Việt cao hơn” TS Phan Quốc Việt chọn hướng đi lạ đời “khởi nghiệp tuổi 50” lập ra công ty Tâm Việt đưa kỹ năng mềm về Việt Nam.
 TS Phan Quốc Việt chính là “Sư tổ ngành kỹ năng mềm” ở Việt Nam”. TS Nguyễn Thành Nam, nguyên Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT, Hiệu trưởng ĐH trực tuyến FUNiX khẳng định. Đang ở vị trí nhiều người mơ ước, nhưng với mong muốn “Làm tâm người Việt sáng hơn, nâng tầm người Việt cao hơn” TS Phan Quốc Việt chọn hướng đi lạ đời “khởi nghiệp tuổi 50” lập ra công ty Tâm Việt đưa kỹ năng mềm về Việt Nam. Ở tuổi 60 ông khởi nghiệp lần 2, lập công ty Tâm Việt hòa nhập cộng đồng huấn luyện trẻ tự kỷ, và ở tuổi 65 ông khởi nghiệp lần 3, huấn luyện trẻ khuyết tật thái độ, thiểu năng ý chí!

Là TS. Toán - Lý, tu nghiệp ở ĐH Tổng hợp Lomonosov, Matscva (Liên Xô cũ) – Một trong những cái nôi của Khoa học Thế giới, từng kinh qua nhiều vị trí quan trọng: Giám đốc bán hàng đầu tiên tập đoàn FPT, Chánh văn phòng tập đoàn Dầu khí quốc gia,… Nhưng với mong muốn “Làm tâm người Việt sáng hơn, nâng tầm người Việt cao hơn” TS Phan Quốc Việt chọn hướng đi lạ đời “khởi nghiệp tuổi 50” lập ra Trung tâm Tâm Việt đưa kỹ năng mềm về Việt Nam. Đến bây giờ Thầy Việt đã trở thành chuyên gia cao cấp giảng dạy, đào tạo kỹ năng mềm - Một trong những khoa học tinh túy nhất của xã hội loài người.

Thầy của những người thầy và 3 lần khởi nghiệp
Thầy Việt giảng dạy Văn hóa Doanh nghiệp tại EVN FINANCE

Trong 18 năm làm nghề đào tạo, Thầy Việt được mệnh danh “tỷ phú kỹ năng mềm”, đã kết hợp nhuần nhuyễn tinh hoa văn minh nhân loại với bản sắc văn hóa Việt Nam, tạo ra một công nghệ đào tạo hoàn hảo. Bằng công nghệ này, thầy Việt đã giúp nhiều triệu học viên thành công vượt trội trong sự nghiệp. Đặc biệt Thầy Việt đã đào tạo hàng chục ngàn giáo viên về “kỹ năng giảng dạy kỹ năng mềm”. Nổi bật là dạy cho giáo viên Học viện quản lý Giáo Dục, học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo viên học viện Hành chính, Hiệu trưởng hiệu phó của hơn 52 Sở giáo dục (trong đó có 4,5 nghìn hiệu trưởng, hiệu phó của Tp. HCM)...

Thầy của những người thầy và 3 lần khởi nghiệp

Là “Người truyền lửa”, với “hồ sơ dày kỷ lục” về giảng dạy kỹ năng mềm, Thầy Việt còn được đông đảo học trò nhắc đến là tấm gương về tinh thần “Máu Lửa”. Ở cái tuổi ngoài 60, tuổi mà bạn bè chỉ chơi cờ, trông cháu, hoặc du lịch nghỉ dưỡng thì TS. Phan Quốc Việt miệt mài làm việc trên 14 tiếng mỗi ngày. Hàng tháng Thầy vẫn đi khắp Bắc, Trung, Nam để “truyền máu” cho giới trẻ, cho các doanh nghiệp. Đặc biệt Thầy là diễn giả Việt Nam đi giảng cho nước ngoài về “Lãnh đạo và Tạo động lực” (Đại học Woosong – Hàn Quốc). Giới chuyên môn đánh giá Thầy là diễn giả truyền lửa hàng đầu Việt Nam.

TS. Phan Quốc Việt liên tục đào tạo cho hàng nghìn trường học, từ tiểu học đến đại học, từ công lập đến ngoài công lập như: Đại học Bách Khoa, Đại học Sư Phạm, Học Viện Báo Chí và Tuyên Truyền, THCS Trưng Vương, THPT Chuyên Hùng Vương, THPT chuyên Lương Thế Vinh, THPT chuyên ĐH Quôc gia HN…

Thầy của những người thầy và 3 lần khởi nghiệp

Đồng thời Thầy liên tục đào tạo cho hàng nghìn doanh nghiệp từ lớn tới nhỏ, trong nước đến ngoài nước, từ tư nhân đến cơ quan nhà nước, chính phủ. Doanh nghiệp lớn: PETROVIETNAM, Vietnam Airlines, Viettel, Canon, Honda, Toyota, REE, Vietcombank, BIDV… Dự án và tổ chức quốc tế: UNDP, WB, USAID, DANIDA, RMIT, IBM, Intel, Tập đoàn Accor, Prudential, Sofitel Plaza... Các cơ quan Đảng, Nhà nước, Chính phủ: Ban tuyên giáo TW, VP Chính Phủ, VP Quốc Hội, Học viện CTQG HCM...

Không chỉ nổi tiếng với cương vị “thầy của thầy” hay vai trò “người truyền lửa”, TS Phan Quốc Việt còn là chủ biên của bộ sách “Thực hành kỹ năng sống” gồm 9 quyển cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 9. Bộ sách này lập kỷ lục Việt Nam, tái bản lần thứ 5, số lượng phát hành gần 4 triệu bản.

Thầy của những người thầy và 3 lần khởi nghiệp

Phù thủy ngôn từ và những triết lý đổi đời

“Vĩ đại phải giản dị”, đó chính là phương châm sống và nền tảng triết lý của thầy Việt. Thầy Việt chia sẻ “chỉ khi bạn dạy mà trẻ con hiểu được thì đấy mới là dạy học thực thụ”. “Chính xác như Toán - Lý, thâm thúy như Đông phương học”, kế thừa thâm thúy Phương đông học, thầy Việt thường dùng những câu danh ngôn minh triết của cha ông, dễ hiểu, dễ nhớ gây ấn tượng để ghim vào não người học, giúp họ thay đổi nhận thức, hành động hiệu quả nhanh nhất. Không những thế, thầy lại linh hoạt thay đổi, thêm ý nghĩa cho danh ngôn và sáng tạo nội dung mới, đồng thời áp dụng Toán - Lý để Mô hình hóa triết lý, làm nên một bộ triết lý “Tâm dược” giúp người Việt thay đổi và sống vui sướng xuất sắc. Thầy có tài ứng biến rất nhanh trên bục giảng, như một phù thủy ngôn từ, những triết lý thầy đưa ra vừa thâm thúy vừa giản dị pha chút hóm hỉnh, khiến học viên bật cười thích thú, nhưng lại ngấm nhanh bài học sâu sắc và dễ dàng nhân truyền lan rộng.

Mỗi khi lên lớp là thầy “Cháy hết mình”, không kể lớp miễn phí hay vài trăm triệu, khi đó Thầy trở nên thánh thiện nhất, sống nhất, là chính mình nhất. Tài ngôn ngữ sắc bén, kinh nghiệm sống phong phú, và trên hết là cái Tâm của người thầy, rút ruột nhả tơ, không giấu gì cho riêng mình là điều mà học viên Tôn Vinh thầy Việt nhất. Bao nhiêu tri thức mới mẻ, thầy trao hết cho học viên, không giữ bí quyết. Thầy việt nói: “cho đời – trời cho”, khi mình đã cho đi hết tất cả tri thức, thì mình không còn gì mới, do đó, thúc đẩy mình tiếp tục nghiên cứu, học hỏi tìm ra cái mới, để lớp học sau còn có những điều mới mẻ, sáng tạo hơn truyền cho học viên. 

Thầy của những người thầy và 3 lần khởi nghiệp
Tiến sỹ Phan Quốc Việt (phải) và nhà văn Hồ Bất Khuất

Những lớp học của thầy Việt thường rất đông, học viên dù là người già hay trẻ nhỏ, dù là nông dân hay giám đốc, đều học một cách vui vẻ, thích thú. Những giờ học thường kéo dài từ sáng tới chiều, học viên không cảm thấy mệt mỏi. Họ thực sự được học trong sung sướng. Giảng đường chính là sân khấu cuộc đời hấp dẫn. Những vấn đề hóc búa trong cuộc sống, những rào cản khiến học viên bức xúc vì không thể vượt qua, bỗng dưng tìm được cách giải quyết và được cởi bỏ ngay trong lớp học. Hầu hết mọi người đều bối rối trong hướng đi, mục tiêu cuộc sống của mình và phương pháp để đi đến mục tiêu. Khi được Thầy chỉ rõ con đường, phương pháp và công nghệ dịch chuyển đẳng cấp, đi đến tận cùng mục tiêu đời mình và được huấn luyện nghệ thuật sống hạnh phúc và thành đạt, thì ai nấy như tìm được cả kho vàng ngay dưới chân mình. Học viên đều gọi những lớp học do thầy Việt tổ chức là những lớp học hạnh phúc. Thầy chia sẻ “Ai cũng biết muốn sung sướng phải xuất sắc, nhưng ít ai biết muốn xuất sắc, thì phải sống sung sướng”. Trong cuộc sống, rất nhiều người không biết sống thế nào cho sung sướng, hạnh phúc, đều được Thầy chỉ cho phương pháp.

Thầy Việt chia sẻ: Điều sai lầm của hầu hết chúng ta là chỉ đặt mục tiêu kiếm nhiều tiền, có tiền để làm gì? Tiền chỉ là hệ quả không phải mục đích cuộc sống. Mọi sinh linh đều sống theo cơ chế từ trong ra (from inside out), theo bản năng thiên nhiên trời đất đã sinh thành. Đa số chúng ta sống hoàn toàn ngược lại, theo cơ chế từ ngoài vào (from outside in). Tiền, tiền và tiền. Chúng ta như những con loăng quăng nhảy hết chỗ này đến chỗ khác, cứ chỗ nào tiền cao là nhảy vào. Một số thì lao vào kiếm tiền như con thiêu thân, hậu quả rất nhiều người ôm đống tiền nhưng sống trong song sắt.

Hạnh phúc thật sự của con người không hẳn là tiền bạc hay danh vọng. Đức Phật, Mẹ Teresa, Nelson Mandela… không vì tiền tài danh vọng mà đều hạnh phúc và được lưu danh muôn đời. Họ phụng sự, làm theo sứ mệnh của đất trời. “Hạnh phúc là Phụng sự”, thầy Việt nhấn mạnh.

Mỗi con người sinh ra đều có mầm sống, một sứ mệnh hay thiên mệnh. Khi ta thuận theo thiên nhiên, thuận theo thiên mệnh thì cuộc sống sẽ sung sướng. Đa số chúng ta vì tiền mà hy sinh cái gốc của mình, sống tầm gửi, đánh quả và là nô lệ cho đồng tiền. Thành công lớn nhất của đời người là tìm ra mục đích sống – lẽ sống. Khi ta làm đúng với mục đích, đúng với thiên mệnh đất trời, ta sẽ làm việc một cách đam mê, hăng say, năng lượng tự nó tuôn trào. Lúc ấy chúng ta không phải khổ sở “cố kiếm để sống”, ta cũng không cần đến “cây gậy và củ cà rốt”, những tác động từ phía ngoài. Ta sẽ vượt qua mọi thử thách một cách dễ dàng, như mầm cây đội đất vươn lên, luôn gia tăng sức sống, mang lại giá trị tươi xanh cho đời.

Bậc thầy sáng tạo

“Nhà quản lý nổi tiếng Peter Senger nói: “Vũ khí cạnh tranh mạnh nhất là học nhanh hơn đối thủ”. Câu nói nổi tiếng của Peter Senger chỉ còn là lịch sử của thế kỷ 20. Thế kỷ 21 phải dịch chuyển lên “Vũ khí cạnh tranh mạnh nhất là Thiết kế, sáng tạo vượt trội hơn đối thủ”. Điển hình của cạnh tranh thiết kế, sáng tạo là cuộc chạy đua giữa Iphone và Samsung. Tất cả các thủ đô tráng lệ trên thế giới đều nghiêng mình trước thiết kế kỳ vĩ của Dubai. Nước ta nghèo một phần là do đâu đâu cũng có “Phố Hàng Đào”. Đường vừa làm xong lại đào lên để bổ sung ống nước, cáp quang, dây điện… Đâu đâu cũng “Qui hoạch treo”…“Chỉ có thiết kế, sáng tạo mới mang lại một công trình đẹp và ít tốn kém”. Chưa nói đến làm giàu, để chống lãng phí phải có thiết kế tổng thể. Cải cách giáo dục cũng phải dịch chuyển từ “Ngoan là ngồi im, giỏi là thuộc lòng” lên “Chủ động mạo hiểm thiết kế, sáng tạo”. Ts Việt chia sẻ.

Thầy của những người thầy và 3 lần khởi nghiệp
Tiến sỹ Phan Quốc Việt và học trò nhỏ tại Tâm Việt

Thầy Việt, và Tâm Việt chính là minh chứng cho câu nói: “Vũ khí cạnh tranh mạnh nhất là Thiết kế, sáng tạo vượt trội hơn so với đối thủ”. Thầy Việt không cạnh tranh trong “Đại dương đỏ” bằng việc độc quyền, hay giảm giá như các doanh nghiệp khác, Thầy luôn hướng đến việc tạo “Đại dương xanh”, luôn Sáng tạo khởi nghiệp. Đó chính là lí do thầy đưa kỹ năng mềm vào Việt Nam và Tâm Việt là đơn vị duy nhất trên thế giới huấn luyện thành công trẻ tự kỷ tuổi dậy thì. Tất cả các triết lý, phương pháp đào tạo thầy Việt đều chia sẻ công khai. Điều duy nhất mà người khác không học được từ thầy Việt đó chính là khả năng học hỏi, sáng tạo cái mới. Đối với thầy Việt sáng tạo là thói quen, hằng ngày Thầy thức dậy từ 2-4h sáng để đọc sách, lên youtube học hỏi và liên tục sáng tạo cái mới, thầy Việt chia sẻ “2 ngày mà tôi không có ý tưởng mới, không sáng tạo được triết lý hay mô hình mới là tôi thấy khó chịu”.

Bước chuyển kinh thiên động địa

Thầy Phan Quốc Việt – Sư tổ kỹ năng mềm đã trở thành một nhân hiệu đắt giá, mỗi buổi thầy giảng dạy cho các Tập đoàn kinh tế thường được trả mức kinh phí 2000 USD. Tuy nhiên, đang trong lúc đỉnh cao nghề kỹ năng mềm, TS Phan Quốc Việt bẻ sang hướng hoàn toàn mới lạ “Huấn luyện trẻ tự kỷ”.

Đổi mới tạo đột phá. Không theo lối mòn tư duy, nhờ cái Tâm và cái đầu Tiến sỹ Toán Lý, sau 16 năm kiên tâm Thầy tìm ra “phép màu”- công nghệ để đào tạo và huấn luyện trẻ tự kỷ tuổi dậy thì. Đó là công nghệ HUẤN LUYỆN CHUYÊN BIỆT DỊCH CHUYỂN ĐẲNG CẤP. Một sản phẩm kết hợp thành tựu khoa học Tế bào gốc/y học tái tạo, khoa học thần kinh và khoa học hành vi, trong hệ sinh thái tràn đầy năng lượng yêu thương. Điều đặc biệt là phương pháp của Thầy hoàn toàn không dùng thuốc và các trị liệu xâm lấn, Thầy chỉ dùng vận động và Tâm dược. Điểm nhấn trong công nghệ dịch chuyển của thầy Việt là từ “không thầy đố mày làm nên” lên “Học thầy không tày học bạn”. Phương pháp Peer coaching - các bạn tự kỷ huấn luyện cho nhau. Phương pháp này không chỉ giảm tải khối lượng công việc của giảng viên mà còn là cơ hội để các em tự kỷ dịch chuyển thành huấn luyện viên, cơ hội nghề nghiệp rộng mở tương lai cho các em (giải quyết được nỗi ám ảnh của phụ huynh trẻ tự kỷ về tương lai của các con sau khi mình về với tổ tiên).

Khi những chuyện cổ tích được viết lên

Nguyễn Khôi Nguyên từng là đứa trẻ phá phách, không có tương lai. Bố Khôi Nguyên kể: “Lúc Khôi Nguyên sinh ra cả gia đình tôi mừng rỡ. Cháu là con đầu lòng và là đích tôn của dòng họ. Được 7 tháng tuổi, thấy có hiện tượng lạ, chúng tôi đem cháu tới bệnh viện nhi, và như một tiếng sét đánh ngang tai khi biết cháu bị tự kỷ. Cả gia đình tôi bàng hoàng!. Và từ đó, hơn 12 năm chúng tôi rong ruổi mang con đi khắp nơi để chữa trị. Càng đi càng vô vọng. 13 tuổi – Nguyên cao lộc ngộc, không chịu ngồi im, chạy liên tục, một phép toán đơn giản cũng không biết. Không nhận biết được sáng, trưa, chiều, tối…rất để ý đến sinh lý, liên tục giành đồ của bạn … không nơi nào muốn Nguyên học”.

Nguyễn Đình Khánh Hưng từng là tiếng gào thét kinh hoàng. Cậu học trò bé nhỏ, mặt mũi sáng sủa với cặp kính cận trông rất đáng yêu nhưng tay chân lúc nào cũng bứt rứt, hay chọc phá mọi người, thường xuyên gào thét ăn vạ… 7 tuổi cũng là 7 năm Hưng không ăn cơm, không ăn rau mà chỉ uống sữa milo, thỉnh thoảng ăn bún và một vài thứ bánh khác. Khi bắt ăn cơm, Hưng trở lên dữ tợn, gào thét, cào cấu, đạp cả vào người các cô giáo.

Thầy của những người thầy và 3 lần khởi nghiệp
Tiến sỹ Phan Quốc Việt và học trò Nguyễn Đình Khánh Hưng nhận giải Kỷ lục Việt Nam

“Cơ duyên đã đưa con tôi tới học các khóa kĩ năng mềm tại trung tâm Tâm Việt. Người chủ của trung tâm chính là Ts Phan Quốc Việt hay còn gọi với cái tên trìu mến: “Thầy Việt Tròn”. Tôi mê cái cách thầy cứ lăn xả vào những điều đặc biệt trong cuộc sống vô cùng quyết liệt. Đó là một trí tuệ uyên bác, là cả một hệ thống tư duy khoa học được đúc kết bằng những triết lý sâu sắc, cô đọng đơn giản. Trên tất cả, sự tâm huyết với nghề, với người mà tôi chỉ có thể cảm nhân chứ không diễn tả được bằng lời. Tôi tin vào cơ duyên, với tôi thầy là một vị bồ tát, một Tiên Ông đã cứu con trai tôi trong chính thời điểm tôi cảm thấy bế tắc nhất”. Bố Khôi Nguyên chia sẻ.

Ngày 6/5/2017, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã chính thức trao chứng nhận xác lập kỷ lục cho Nguyễn Đình Khánh Hưng, 7 tuổi và Nguyễn Khôi Nguyên, 16 tuổi. Sau khi xác lập kỉ lục gia Việt Nam với màn đi xe đạp 1 bánh, đội 1 chai tung 8 bóng, Khôi Nguyên tiếp tục chinh phục điều không tưởng: đứng trên 5 con lăn, đội 1 chai, tung 8 bóng, đi lùi trên xe đạp 1 bánh tung 5 bóng, bịt mắt tung 3 bóng. Ngày 26/08 Tổ chức Kỷ lục Châu Á đã chính thức trao chứng nhận xác lập kỷ lục Châu Á cho Nguyễn Khôi Nguyên.

Tháng 10/2018 Nguyễn Đình Khánh Hưng và em Triệu Khánh Su 6 tuổi (học viên nữ tự kỷ của Tâm Việt) đã xuất sắc vào top 5 chương trình “Biệt Tài Tí Hon 2018”.

65 tuổi, khởi nghiệp lần 3 - “Tâm Dược Chữa Tâm Bệnh”

Thách thức mới, đại dịch trầm kha trong giới trẻ: Khuyết tật tâm hồn, Thiểu năng ý chí – “Thiếu máu”.

“Thế giới ngày càng xuất hiện nhiều bệnh nguy hiểm, lây nhanh khó chữa, hậu quả khôn lường: H5N1, Ebolla, HIV, viêm não, khuyết tật suốt đời do chất độc màu da cam... Tuy nhiên, có một căn bệnh âm thầm lây lan, gây ảnh hưởng nặng nề nhưng không những ta không chống lại mà còn giúp nó lan truyền nhanh hơn. Nghe đã thấy vô lý, nhưng đáng sợ thay khi điều đó lại là sự thật. Khuyết tật tâm hồn, Thiểu năng ý chí. Thầy Việt gọi bệnh này là “Thiếu máu”. Bệnh này đặc biệt trầm trọng ở giới trẻ. Nhất là sinh viên và với sinh viên mới tốt nghiệp lại càng trầm trọng hơn. Thân bệnh: 80% chữa được, tâm bệnh: 20% chữa được!  Năm 1954 đất nước ta gặp một vấn nạn mù chữ. Bây giờ vấn nạn mới là “Mù khát vọng “, Thầy Việt trầm ngâm chia sẻ.

Lời cầu cứu của phụ huynh: “Thầy cứu con em với, em có đứa con trai lành lặn đẹp trai, thông minh, đang tuổi thành niên sung mãn, thì tự nhiên ngắt mọi kết nối với thế giới thực, không đi học, không đi làm, chỉ đóng kín mình ở nhà, dần trở nên trầm cảm, và chỉ muốn được chết!”

“Anh chị cứ về đi để cháu lại cho tôi” - thầy Việt nhận lời. Bước sang tuổi 65, Ts Phan Quốc Việt dấn thân Khởi nghiệp lần 3 “chữa tâm bệnh” vì thế hệ trẻ, vì tương lai của đất Việt.

 
 

Huấn luyện các bạn tự kỷ vô cùng khó, huấn luyện các bạn “Tâm bệnh” khó gấp bội. Trước tiên, khi nhận các bạn, thầy Việt yêu cầu các bạn sống 24/24 tại trung tâm. Đây là một thách thức lớn lao. Bản thân cha mẹ thấy khó khăn khi phải xa con. Bạn trẻ khi rời xa gia đình – rời khỏi vùng an toàn, không dọa được ai, cảm giác mình rơi vào địa ngục và tìm mọi cách thoát ra. Họ dọa tự tử, tìm cách vượt rào, vượt qua các cửa kiểm soát, thậm chí đe dọa và chờ đợi thời cơ để hành hung thầy cô giáo.

Khác với những trẻ thiểu năng trí tuệ, những bạn trẻ này có ý thức, nên việc kiểm soát các bạn trong thời gian đầu vô cùng khó khăn, nguy hiểm. Có bạn không chỉ đe dọa, mà còn âm mưu đánh thầy cô giáo bất ngờ và chạy trốn. Đã có Thầy cô giáo của Tâm Việt bị học trò hành hung. Thầy Việt cũng nhiều lần bị trò dọa giết, có lần Thầy phải đi bộ theo trò cùng đi tự tử gần 20km.

Muốn các em này thay đổi, chỉ có cách đưa các em vào hoạt động thể chất và tạo thói quen mới cho các em trong môi trường tích cực. “Con người gồm phần con và phần người. Phần con là động vật, phàm đã là động vật, thì phải vận động tích cực liên tục, vận động hàng ngày. Không tiến triển thì thoái triển, do đó, với những bạn trẻ khuyết tật thái độ, thiểu năng ý chí, chúng tôi phải đưa các em thoát ra khỏi môi trường của máy tính bảng, điện thoại thông minh, trở về với thế giới thực. Vận động thể lực tối đa, lấy lại sinh lực và sức sống, cân bằng thể chất, dẫn đến cân bằng tâm lý, mạnh mẽ về tinh thần, đồng thời liên tục thúc ép các bạn học cái mới, nâng cấp bản thân.” – Tiến sỹ Phan Quốc Việt nói.

Bị mắc chứng trầm cảm, cậu trai trẻ Hoàng Văn Tiến (20 tuổi) đã đánh mất 3 năm cuộc đời mình chìm trong bất hạnh, không tìm thấy điểm tựa, tình yêu thương cũng như niềm tin. Tiến luôn cúi gằm mặt, tự nhốt mình trong phòng, không tiếp xúc với ai, luôn hoảng loạn trước những mối nguy ảo, ngay cả mẹ đẻ ra mình. Từ nỗi khổ của gia đình và nỗi lo của xã hội. Sau 3 tháng huấn luyện tại Tâm Việt, Hoàng Tiến bây giờ, vui vẻ, hoạt bát, quyết đoán, nụ cười lại luôn nở trên môi. Đặc biệt Hoàng Tiến đã trở thành Thầy giáo huấn luyện các em nhỏ tự kỷ tại trung tâm Tâm Việt.

Từ “đại ca” thành thầy giáo huấn luyện trẻ tự kỷ. “Đặng Văn Phú (15 tuổi, quê Khoái Châu, Hưng Yên). Bố mất, mẹ đi Đài Loan lao động, vài năm mới về nhà một lần, từ bé, Phú đã ở với ông bà ngoại. Cậu bé bỏ học theo bạn "chinh phạt" đủ quán internet ở hang cùng ngõ hẻm, nói dối bà xin tiền mua sách, móc lợn tiết kiệm của em họ để chơi game. "Có hôm em chơi từ trưa đến 2 giờ sáng, về nhà một chút rồi lại đi. Có ngày em bỏ tới 400 nghìn để chơi game. Bạn bè rủ cái gì em cũng chơi, kể cả rượu bia, cá độ bóng đá,… rồi đánh nhau", Phú kể. Đầu năm 2017, được sự giới thiệu của em họ, thầy Phan Quốc Việt nhận Phú vào Trung tâm Tâm Việt học. Sau vài tháng em “lột xác” thành thầy giáo huấn luyện trẻ tự kỷ, thay vì lấy nói dối xin tiền giờ đây Phú có tiền lương gửi về cho ông bà đều đặn. Cái tên Phú "đại ca" không còn nữa, mà thay vào đó bằng một cái tên gần gũi hơn, Phú "tình yêu". Ngoài Tiến, Phú, chỉ trong thời gian ngắn thầy Việt đã chữa “Tâm Bệnh” cho hàng chục bạn khác và có những biến chuyển thần kỳ, nhiều bạn đang ở lại Trung tâm làm huấn luyện viên.

Phương pháp đào tạo và huấn luyện của TS Phan Quốc Việt đã được nhiều tổ chức, chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế tới học tập, trao đổi và khẳng định:

Gs Trevor - Nguyên Chủ tịch hội Bệnh thần kinh Thế giới, cùng Đoàn giảng viên Trường Đại học Sydney - Úc nhận định: “Ts Phan Quốc Việt và cộng sự của ông đang tạo nên một hướng đi hoàn toàn mới, rất sáng tạo và đầy triển vọng cho trẻ tự kỷ Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Chìa khóa của phương pháp này chính là môi trường đầy tình yêu thương đã tạo ra những kì tích không tưởng”.

Cựu giám đốc điều hành Canon châu Á, Alok Bharadwaj Creovate chia sẻ: Tôi không thể tin nổi các cháu cần giáo dục đặc biệt có thể được dịch chuyển (transformed) tuyệt vời một cách rõ ràng như vậy. Bằng những phương pháp đầy sáng tạo giúp trẻ phát triển thông qua huấn luyện kỹ năng. Đây là một bài học lớn cho bất cứ tổ chức nào muốn dịch chuyển. Khi chúng ta có một môi trường tràn đầy yêu thương như ở đây.

Không dễ dàng gì khi huấn luyện các con có nhu cầu đặc biệt. Ta cần sự cảm thông, kiên tâm, lòng trắc ẩn, không chỉ mình cần sự kiên gan mà còn khích lệ được các con dũng cảm kiên tâm thực hiện. Một kết quả rất đáng khích lệ và mang lại ý nghĩa đặc biệt cho xã hội”. 

Đầu tháng 01/2018, tại Hội thảo khoa học “Y HỌC TÁI TẠO và PHỤC HỒI CHỨC NĂNG - Chữa bệnh bằng Tâm dược tự nhiên, tế bào gốc và thiền rung lắc”, PGS – TS Phan Toàn Thắng hào hứng nói “Amy Wright – người đoạt giải thưởng Hero CNN 2017 tại Mỹ đã nói: “Chúng ta không thể thay đổi các cháu cho thế giới, nhưng chúng ta có thể thay đổi thế giới cho các cháu”. Ts Phan Quốc Việt còn làm được hơn thế, Thầy Việt đã thay đổi thế giới cho các trẻ tự kỉ, từ bị khinh đến được tôn vinh. Từ bị xem là bỏ đi đến được xem là thần tượng, làm tấm gương khích lệ, tạo động lực cho người khác. Điều mà thế giới chưa ai làm được! Đặc biệt là Ts Việt không dùng bất kỳ một loại thuốc nào, ông chỉ dùng tâm dược để làm lành tâm bệnh. Phương pháp của ông an toàn, đơn giản dễ tiếp cận và triển khai, vui vẻ rất thích hợp với các con trẻ hiếu động, chi phí thấp rất dễ nhân rộng”.

Gs Phan Toàn Thắng mới đây đã khẳng định: TS Việt tạo nên cuộc cách mạng trong phục hồi chức năng.

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ và đóng góp to lớn của TS Phan Quốc Việt và cộng sự, ngày 15/01/2010 Tâm Việt đã được bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam tuyên dương “Vì sự nghiệp giáo dục” – Doanh nghiệp đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Ngày 6/5/2017, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã chính thức trao chứng nhận xác lập kỷ lục cho TS Phan Quốc Việt, nội dung “Tác giả bộ sách thực hành kỹ năng sống cho học sinh tiểu học được xuất bản với số lượng nhiều nhất” và trung tâm Tâm Việt là “đơn vị đào tạo học sinh tự kỷ đạt kỷ lục Việt Nam về biểu diễn xiếc trong thời gian ngắn nhất.”

Thầy của những người thầy và 3 lần khởi nghiệp

26/8/2018, Hội đồng Liên Minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings) công nhận Nội Dung Vua (Content is King) cho TS Phan Quốc Việt "Phương pháp đào tạo & huấn luyện thành công giúp trẻ tự kỷ thành Kỷ lục gia".

Thầy của những người thầy và 3 lần khởi nghiệp

“Tiểu vương quốc cổ tích Tâm Việt” & khát vọng nhân rộng mô hình cải cách giáo dục cho Thế Giới

Nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt, giúp trẻ tái hòa nhập cộng đồng, đồng thời tạo ra những tài năng trẻ, Ts Phan Quốc Việt đã vận động phụ huynh và các nhà hảo tâm để xây dựng tiểu vương quốc cổ tích cho trẻ khuyết tật tại Phú Xuyên – Hà Nội (Dù không được nhà nước hỗ trợ kinh phí).Trường có quy mô tiêu chuẩn diện tích rộng 2.15 ha. Từ 01/08 trường đi vào hoạt động, có thể tiếp nhận nội trú được 100 học viên và 50 giáo viên. Đây là một mô hình kiểu mẫu để nhân rộng phương pháp Đào tạo & huấn luyện đặc biệt của Tâm Việt ra khắp Việt Nam & thế giới.

Thầy của những người thầy và 3 lần khởi nghiệp
Trẻ tự kỷ trung bình chiếm 1% dân số thế giới. Công nghệ càng cao, càng nhiều internet, càng nhiều smartphone, cuộc sống càng ảo hơn, bệnh tự kỷ càng nặng hơn. Trên thế giới cho đến nay hiệu quả chữa trị cho trẻ tự kỷ mới dừng ở can thiệp sớm, trước 50 tháng tuổi, chưa nơi nào điều trị được trẻ tự kỷ tuổi dậy thì. Công nghệ Huấn luyện chuyên biệt dịch chuyển đẳng cấp của TS Phan Quốc Việt cho đến nay là duy nhất dịch chuyển được trẻ tự kỷ thành kỷ lục gia. Mô hình Tâm Việt một khi được nhân rộng thì hàng triệu trẻ kém may mắn và thiệt thòi tại Việt Nam và thế giới được độ trì. Trẻ tự kỷ còn trở thành kỷ lục gia, khi công nghệ này được các nhà khoa học Việt Nam & Thế giới thẩm định, đánh giá và nhân rộng cho giáo dục đại trà chắc chắn giải tỏa được sự trì trệ của giáo dục đương đại, tạo ra một cuộc cách mạng sâu rộng cho nền giáo dục thế giới trong kỷ nguyên 4.0.

Những triết lý tiêu biểu được coi là “Tâm dược” mà TS Phan Quốc Việt muốn học trò của Thầy nằm lòng:

“Muốn xuất sắc, cần sung sướng”

“Vươn tới mặt trời tối thiểu cũng rơi vào vì tinh tú”

“Hạnh phúc ó Phụng sự”

“Hái tiền ó Hiến tài”

“Tài sảnó Tài năng”

“Hưởng thụ ó Phục vụ”

“Khó khăn=1/khát vọng,

đời không có khó, dễ

chỉ có khát vọng lớn, bé”

“Dở dang là dở hơi. Nửa vời là tàn đời”

“Chỉ có thói quen tốt đủ mạnh mới đè bẹp thói quen xấu”

“Thói quen quan trọng nhất là thói quen xuất sắc”.

Kiều Bích Hậu/tapchithoitrangtre.vn